Home » tam guong lang vo
Giáo sư Trương Nguyện Thành: Người truyền cảm hứng tập luyện thể thao
Thứ Ba, 10 tháng 11, 2020
Đi lên thành từ gian khó…
Sinh ra tại Quy Nhơn (Bình Định) và là người con thứ 2 trong một gia đình có 9 anh em, từ nhỏ Trương Nguyện Thành đã sống cùng ông bà nội ở Bình Định, còn cha mẹ mưu sinh tại Sài Gòn. Chỉ vài tháng sau khi thi đỗ vào Đại học Bách khoa Sài Gòn, ông bỏ học và cùng em trai sang Mỹ vào năm 1980. Trên đường đi, 2 anh em sống tại một tại trị nạn ở Thái Lan trong 3 tháng cho đến khi được gia đình nông dân người Mỹ nhận làm con nuôi.
Năm 1985, ông tốt nghiệp Đại học North Dakota loại giỏi. Ngoài bằng hóa học, ông còn lấy luôn 4 bằng phụ về Lý, Toán, Xác xuất thống kê và Công nghệ thông tin. Tiếp đó, ông học thẳng lên tiến sĩ và nhận bằng năm 1990, rồi tiếp tục nghiên cứu.
Năm 1992, ông được mời về giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah. Thời gian này ông dành được giải thưởng của Quỹ khoa học quốc gia. Ông được thăng chức lên Giáo sư cao cấp (cấp cao nhất trong 3 cấp Giáo sư ở Mỹ) khi mới 41 tuổi.
Năm 2007, Giáo sư Thành được Phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán, chuẩn bị cho việc phát triển ngành khoa học mới mẻ này tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia tổ lập Đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM và đi vào hoạt động năm 2009. Ông còn giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn từ quỹ nghiên cứu của mình.
Cuối năm 2016, ông về công tác tại Đại học Hoa Sen với cương vị Phó hiệu trưởng điều hành. Đầu năm 2018, UBND TP.HCM có kết luận không đủ cơ sở pháp lý để công nhận ông làm hiệu trưởng của trường Đại học Hoa Sen, dù được 16/18 thành viên Hội đồng quản trị đồng ý đề cử giữ chức vụ này. Ngày 4/5/2018, Giáo sư Trương Nguyện Thành gửi thư chia tay giảng viên, sinh viên sau hơn 1 năm làm việc. Tuy nhiên, chỉ hơn 1 năm sau đó, ông lại trở về Việt Nam công tác khi được bổ nhiệm làm Phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo, chương trình đào tạo đặc biệt kiêm Phó giám đốc Ban chiến lược phát triển trường của trường Đại học Văn Lang (TP.HCM) vào ngày 8/6/2019.
Chia sẻ về kế hoạch của mình trên cương vị mới, Giáo sư Trương Nguyện Thành cho biết: “Tôi sẽ đem lại triết lý khai phóng cho sinh viên, bởi đó là nền tảng xây dựng văn hóa văn minh, một môi trường giáo dục tốt đẹp. Triết lý giáo dục khai phóng không mới bởi nó đã hình thành ở Mỹ, châu Âu một thời gian dài. Áp dụng ở Việt Nam, tôi tin sẽ xây dựng một thế hệ sinh viên năng động, có khả năng thích nghi với những môi trường khác nhau. Trong việc đạo tào, với cương vị của mình, tôi sẽ thiết kế chương trình cho sinh viên cơ hội phát triển một cách tối đa tính ‘cá nhân hóa’. Họ có thể tự mình thiết kế chương trình học thích hợp nhất với đam mê, sở thích”. Ông cũng tin tưởng với mối quan hệ của mình có thể mời được nhiều học giả về giảng dạy cho sinh viên: “Với mối quan hệ với giới học thuật rộng rãi quốc tế, tôi có thể mời các giáo sư về trường giảng dạy cho sinh viên. Tôi hiểu ‘gu’ làm việc ở môi trường quốc tế, biết họ cần gì nên tự tin sẽ làm tốt việc này”.
Không chỉ là một Giáo sư nổi tiếng với những công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tờ Tạp chí khoa học uy tín của thế giới,… GS Trương Nguyện Thành còn là người luôn biết truyền cảm hứng cho giới trẻ. Năm 2017, ông gây xôn xao dư luận khi mặc quần đùi nói chuyện trước sinh viên trong chương trình “Lộ trình sáng tạo” ở Đại học Hoa Sen. Chia sẻ về điều này, ông cho biết, mục đích của mình là giúp sinh viên vượt lên giới hạn của bản thân và xã hội, thậm chí không đi theo lối mòn, đi ngược số đông để sáng tạo mà không bị giới hạn bởi khuôn khổ, những điều được xã hội mặc định… Một lần khác, khi đang giảng dạy bài học sáng tạo thì ở khoa Ngôn ngữ có mời ông lên phát biểu giới thiệu về chương trình thạc sĩ Anh, vì bất ngờ và không có thời gian chuẩn bị nên ông vẫn mặc nguyên áo thun, quần ngắn vào hội trường. Sau đó, nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí miệt thị, nói ông đi quá giới hạn và làm mất hình ảnh nghiêm túc của một người thầy. Trước những chỉ trích đó, ông cho rằng không phải lúc nào cũng chỉn chu mới là một người thầy.
Là một Giáo sư nổi tiếng nhưng ông sẵn sàng sử dụng chính mình làm giáo cụ giảng dạy, truyền đạt và cho biết ở nước ngoài việc một giáo sư vẽ lên mình các mạch máu, xương sống… để dạy cũng không phải chuyện hiếm. Giáo sư Trương Nguyện Thành khẳng định: “Tôi sẵn sàng làm ‘học cụ’ cho sinh viên, dĩ nhiên sẽ không mặc quần đùi giảng bài nữa, mà phải sáng tạo những việc mới hơn, hấp dẫn hơn. Quan điểm của tôi là mục tiêu của mọi sự sáng tạo phải hướng đến người học và việc làm đó tuân thủ pháp luật”.
Theo quan điểm của mình, Giáo sư Trương Nguyện Thành khẳng định khi mỗi người Việt Nam làm được điều kỳ diệu cho cá nhân mình đó là sức khỏe, danh vọng, tiền tài, hay đóng góp cho xã hội thì đất nước Việt Nam của chúng ta sẽ làm được điều kỳ diệu.
Tags:
su kien vo thuat, tam guong lang vo
Sinh ra tại Quy Nhơn (Bình Định) và là người con thứ 2 trong một gia đình có 9 anh em, từ nhỏ Trương Nguyện Thành đã sống cùng ông bà nội ở Bình Định, còn cha mẹ mưu sinh tại Sài Gòn. Chỉ vài tháng sau khi thi đỗ vào Đại học Bách khoa Sài Gòn, ông bỏ học và cùng em trai sang Mỹ vào năm 1980. Trên đường đi, 2 anh em sống tại một tại trị nạn ở Thái Lan trong 3 tháng cho đến khi được gia đình nông dân người Mỹ nhận làm con nuôi.
Năm 1992, ông được mời về giảng dạy môn hóa lượng tử tại Đại học Utah. Thời gian này ông dành được giải thưởng của Quỹ khoa học quốc gia. Ông được thăng chức lên Giáo sư cao cấp (cấp cao nhất trong 3 cấp Giáo sư ở Mỹ) khi mới 41 tuổi.
Năm 2007, Giáo sư Thành được Phó chủ tịch UBND TP.HCM khi đó là Tiến sĩ Nguyễn Thiện Nhân mời về nước để diễn thuyết về tầm quan trọng của khoa học và công nghệ tính toán, chuẩn bị cho việc phát triển ngành khoa học mới mẻ này tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia tổ lập Đề án thành lập Viện Khoa học và Công nghệ tính toán TP.HCM và đi vào hoạt động năm 2009. Ông còn giúp đỡ nhiều sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng nguồn từ quỹ nghiên cứu của mình.
Chia sẻ về kế hoạch của mình trên cương vị mới, Giáo sư Trương Nguyện Thành cho biết: “Tôi sẽ đem lại triết lý khai phóng cho sinh viên, bởi đó là nền tảng xây dựng văn hóa văn minh, một môi trường giáo dục tốt đẹp. Triết lý giáo dục khai phóng không mới bởi nó đã hình thành ở Mỹ, châu Âu một thời gian dài. Áp dụng ở Việt Nam, tôi tin sẽ xây dựng một thế hệ sinh viên năng động, có khả năng thích nghi với những môi trường khác nhau. Trong việc đạo tào, với cương vị của mình, tôi sẽ thiết kế chương trình cho sinh viên cơ hội phát triển một cách tối đa tính ‘cá nhân hóa’. Họ có thể tự mình thiết kế chương trình học thích hợp nhất với đam mê, sở thích”. Ông cũng tin tưởng với mối quan hệ của mình có thể mời được nhiều học giả về giảng dạy cho sinh viên: “Với mối quan hệ với giới học thuật rộng rãi quốc tế, tôi có thể mời các giáo sư về trường giảng dạy cho sinh viên. Tôi hiểu ‘gu’ làm việc ở môi trường quốc tế, biết họ cần gì nên tự tin sẽ làm tốt việc này”.
Không chỉ là một Giáo sư nổi tiếng với những công trình nghiên cứu khoa học được đăng tải trên các tờ Tạp chí khoa học uy tín của thế giới,… GS Trương Nguyện Thành còn là người luôn biết truyền cảm hứng cho giới trẻ. Năm 2017, ông gây xôn xao dư luận khi mặc quần đùi nói chuyện trước sinh viên trong chương trình “Lộ trình sáng tạo” ở Đại học Hoa Sen. Chia sẻ về điều này, ông cho biết, mục đích của mình là giúp sinh viên vượt lên giới hạn của bản thân và xã hội, thậm chí không đi theo lối mòn, đi ngược số đông để sáng tạo mà không bị giới hạn bởi khuôn khổ, những điều được xã hội mặc định… Một lần khác, khi đang giảng dạy bài học sáng tạo thì ở khoa Ngôn ngữ có mời ông lên phát biểu giới thiệu về chương trình thạc sĩ Anh, vì bất ngờ và không có thời gian chuẩn bị nên ông vẫn mặc nguyên áo thun, quần ngắn vào hội trường. Sau đó, nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí miệt thị, nói ông đi quá giới hạn và làm mất hình ảnh nghiêm túc của một người thầy. Trước những chỉ trích đó, ông cho rằng không phải lúc nào cũng chỉn chu mới là một người thầy.
Là một Giáo sư nổi tiếng nhưng ông sẵn sàng sử dụng chính mình làm giáo cụ giảng dạy, truyền đạt và cho biết ở nước ngoài việc một giáo sư vẽ lên mình các mạch máu, xương sống… để dạy cũng không phải chuyện hiếm. Giáo sư Trương Nguyện Thành khẳng định: “Tôi sẵn sàng làm ‘học cụ’ cho sinh viên, dĩ nhiên sẽ không mặc quần đùi giảng bài nữa, mà phải sáng tạo những việc mới hơn, hấp dẫn hơn. Quan điểm của tôi là mục tiêu của mọi sự sáng tạo phải hướng đến người học và việc làm đó tuân thủ pháp luật”.
Theo quan điểm của mình, Giáo sư Trương Nguyện Thành khẳng định khi mỗi người Việt Nam làm được điều kỳ diệu cho cá nhân mình đó là sức khỏe, danh vọng, tiền tài, hay đóng góp cho xã hội thì đất nước Việt Nam của chúng ta sẽ làm được điều kỳ diệu.

Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét